Lịch sử Air Vietnam

Thời Quốc gia Việt Nam

Máy bay DC-3 hãng Air Viet Nam và hành khách năm 1961 ở phi trường Phú Quốc

Được thành lập ngày 8 tháng 6 năm 1951 bởi Quốc trưởng Quốc gia Việt Nam Bảo Đại, Air Viet Nam là hãng hàng không dân dụng của Quốc gia Việt Nam với số vốn 18 triệu piastre (tức tương đương với 306 triệu franc Pháp lúc bấy giờ). Chính phủ Quốc gia Việt Nam góp 50%; phần còn lại do các hãng Air France (33,5%), Vận tải hàng không Ðông Dương (SITA) (11%), Vận tải biển (Messageries maritimes) (4,5%), Hiệp hội hàng không vận tải (Union aéronautique des transports) (0,5%), và Aigle Azur Indochine (0,5%) góp chung vốn.[2] Ngày 15 tháng 10 là ngày khánh thành Air Viet Nam.[3]

Thời Việt Nam Cộng hòa

Phi cơ phản lực Caravelle của Air Vietnam ngày 1 tháng 1 năm 1964 ở sân bay Tân Sơn NhấtHành khách xuống máy bay Air Viet Nam tại một phi trường quốc nội ngày 13 tháng 12 năm 1972 Boeing 727-100 của Air Vietnam ngày 9 tháng 12 năm 1974

Sang thời Việt Nam Cộng hòa vào năm những năm 1960, Air Viet Nam bắt đầu sử dụng những chiếc máy bay Douglas DC-3 trong những chuyến bay trong nước và quốc tế. Năm 1964 tăng cường thêm máy bay phản lực Caravelle của Pháp.[4]chiến cuộc các chuyến bay hành khách dân sự quốc nội không thể bay về đêm mà phải bay vào ban ngày vì an ninh.[5] Air Viet Nam có những chuyến bay đi Phnom Penh, Bangkok, Singapore,[6] Hương CảngVạn Tượng. Năm 1965 mở thêm tuyến bay đi Kuala Lumpur; năm 1966, Đài Bắc; 1968, Manila, OsakaTokyo.[7]

Vào thời điểm năm 1968 thì chính phủ Việt Nam Cộng hòa góp 75% vốn cho hãng Air Viet Nam trong khi Air France giảm còn 25%.[8]

Sau 1975

Năm 1976, sau khi kết thúc Chiến tranh Việt Nam, bên cạnh những cơ sở vật chất đã tiếp quản trước đó, chính phủ Việt Nam tịch thu các tài sản còn lại của Air Vietnam và chuyển cho Tổng cục Hàng không Dân dụng quản lý và sử dụng gồm 282 phi trường của Việt Nam Cộng hòa và 14 chiếc kiểu DC và nhiều vận tải cơ các loại khác. Trong đó có bảy chiếc Douglas DC-3, năm chiếc Douglas DC-4 và hai chiếc Douglas DC-6, ngoài ra còn chiếc Boeing bị kẹt ở Hong Kong. Đồng thời, 2.166 nhân viên của Nha Hàng không dân sự, Nha Căn cứ hàng không Tân Sơn Nhất và Hãng Air Việt Nam (AVN) được gọi trở lại làm việc.[9]

Bấy giờ, tên giao dịch của Hàng không Dân dụng Việt Nam là Vietnam Civil Aviation; đối với một số tuyến bay đến các nước phương Tây, tên giao dịch Air Vietnam vẫn được sử dụng. Đến năm 1993, mới thành lập Hãng Hàng không Quốc gia Việt Nam (tên giao dịch tiếng AnhVietnam Airlines) và là doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Cục Hàng không Dân dụng Việt Nam.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Air Vietnam http://www.airdisaster.com/cgi-bin/view_details.cg... http://www.airdisaster.com/cgi-bin/view_details.cg... http://www.flightglobal.com/pdfarchive/view/1968/1... http://docs.google.com/viewer?a=v&q=cache:IAiPcWZ7... http://fbuis.multiply.com/journal/item/37/37 http://www.planecrashinfo.com/1972/1972-76.htm http://www.planecrashinfo.com/1973/1973-78.htm http://www.planecrashinfo.com/1974/1974-52.htm http://www.thefreelibrary.com/MANPADS:+combating+t... http://www.time.com/time/magazine/article/0,9171,8...